Tin tức

Dính khớp quay trụ trên bẩm sinh

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ DÍNH KHỚP QUAY TRỤ TRÊN BẨM SINH Ở TRẺ EM

  1. ĐẠI CƯƠNG

Cẳng tay có chức năng sấp và ngửa, chức năng này có thể bị hạn chế do dính khớp quay – trụ trên bẩm sinh và một số nguyên nhân khác. Đã có một số kỹ thuật phẫu thuật cắt xương xoay ngửa cẳng tay hy vọng phục hồi chức năng cho cẳng tay nhưng sau mổ còn gặp nhiều biến chứng.

Phân loại dính khớp quay trụ bẩm sinh theo Tachdjian :

Loại 1: Đầu xương quay – trụ dính vào nhau hoặc có thể không có chỏm xương quay

Loại 2: Chỏm xương quay biến dạng và trật khớp ra trước hoặc sau
Chụp Xquang trước và sau phẫu thuật ở hai vị trí thẳng và nghiêng.

2. CHỈ ĐỊNH

Góc cẳng tay cố định sấp > 60 °.

Trẻ có hạn chế chức năng: bê bát cơm, uống nước bằng cốc, khó khăn khi sử dụng muỗng (thìa) hoặc đũa, khó khăn khi rửa mặt, khó khăn khi cài cúc quần áo.

Thường phẫu thuật khi trẻ trên 4 tuổi

3.  THEO DÕI:

Từ 6 đến 8 tuần sau phẫu thuật khi đã có cal xương được khẳng định bằng chụp Xquang bột được tháo bỏ.

12 tuần sau khi phẫu thuật, X quang đã có can đinh Kirshner được lấy bỏ
Theo dõi: Bệnh nhân đã được tái kiểm tra tại 3 tuần, 6 tuần, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, và sau đó mỗi năm một lần. Bệnh nhân đã được theo dõi lâm sàng và chụp phim kiểm tra sự liền xương.
4.  XỬ TRÍ TAI BIẾN

– Rối loạn dinh dưỡng, phồng rộp da sau phẫu thuật, co cứng thiếu máu gấp (Volkmann): nẹp bột cố định tư thế phù hợp. cắt xương với độ dài phù hợp

 

 

 

 

  • Tweet

Bài viết đã được đăng ký bản quyền (DMCA). Quý độc giả copy nội dung hãy để lại link về bài gốc hoặc ghi rõ nguồn chinhhinhnhitw.vn.
Copyright © 2022 - 2024 | chinhhinhnhitw.vn | All Rights Reserved. DMCA.com Protection Status